Để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doah, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bình Thuận phối hợp với Viện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng đã xây dựng, thực hiện phương án quản lý rừng bền vũng, giai đoạn 2017 – 2022, được Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận phê duyệt để xin cấp chứng chỉ rừng FSC theo tiêu chuẩn quốc tế.
Công ty đã có 15.395,64 ha đất lâm nghiệp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, với diện tích xin cấp chứng chỉ rừng là 9.793 ha rừng trồng và rừng tự nhiên có giá trị bảo tồn cao tại các xã Sông Phan, Hàm Tân, La Dạ, Hàm Thuận Bắc. Mục tiêu quản lý, kinh doanh hiệu quả , bền vững 9.940,8 ha rừng trồng và từng bước nâng cao tỷ lệ cung cấp gỗ lớn của rừng trồng cho sản xuất, chế biến đa dạng hoá sản phẩm.
Đồng thời bảo vệ tính đa dạng sinh học, các loài động, thực vật quý hiếm và phát triển mô hình chuyển hoá rừng trồng kinh doanh gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn trên 150 ha rừng tại xã Tân Hải, Tân Tiến (La Gi), xã Tân Thắng, Thắng Hải (Hàm Tân), xã La Dạ (Hàm Thuận Bắc), nhằm giảm sức ép đối với rừng tự nhiên.
Bên cạnh đó, công ty cũng đã quy hoạch sử dụng đất được cấp chứng chỉ rừng một cách cụ thể và quản lý, kinh doanh hợp lý, khoa học. Tổ chức khai thác rừng trồng, tiêu thụ sản phẩm theo hai phương án là đấu thầu bán cây đứng và công ty tự đứng ra khai thác, tiêu thụ, chế biến sản phẩm rừng trồng.
Công ty dự kiến đầu tư xây dựng thêm Nhà máy chế biến gỗ tại thôn Phước Tiến, xã Tân Phước, thị xã La Gi, với kinh phí khoảng 240 tỷ đồng, bằng nguồn vốn liên doanh liên kết với các đơn vị bạn. Tập trung quản lý, bảo vệ 2.940 ha rừng tự nhiên và 9.940,8 ha rừng trồng tại 4 Xí nghiệp trực thuộc công ty.
Từng bước ứng dụng công nghệ GIS, ảnh vệ tinh trong công tác quản lý, bảo vệ, khai thác rừng, kiểm soát chuỗi hành trình sản phẩm và dự báo, kiểm soát cháy rừng. Tiếp tục đầu tư xây dựng, nâng cấp 2 vườn ươm giống chất lượng cao tại Xí nghiệp Hàm Tân và Hàm Thuận Nam, nhằm tạo ra giống cây đầu dòng và có chất lượng tốt để trồng rừng. Nâng cấp, sữa chữa hệ thống đường giao thông đi lại giữa các khu vực rừng trồng, vườn ươm, các trạm quản lý, bảo vệ rừng và thường xuyên giám sát năng xuất rừng trồng, tác động môi trường, tác động xã hội.
Bạn có quan tâm
Cũ hơn